Làm việc với các Hội viên Trầm hương phía Bắc

Làm việc với các Hội viên Trầm hương phía Bắc

Trong đợt công tác tại Hà Nội, ngày 10/3/2016 tại Hương Khê, Hà Tĩnh . TS. Nguyễn Văn Minh đã làm việc với Ông Lê Duy Ân – Chủ cơ sở Đông Sơn- Hà Tĩnh, Ông Ân đã trồng trên 10ha cây dó tại Tx. Hương Khê, và đã cấy tạo trầm trên 15.000 cây tại Hương Khê và Hương Sơn bước đầu xữ lý tạo trầm bằng hóa chất nên thu lưỡng trầm không cao. Lượng trầm nay khi khai thác sẽ đưa vào chưng cất tinh dầu. Với PP tạo trầm mới bằng lý học là khoan đốt trong nằm 2015, cho thấy các mẫu trầm tạo ra có khả quan hơn về mùi vị và sản lượng, ông Ân sẽ hướng tạo trầm bằng PP này trong thời gian tới. Cùng ngày TS. Minh làm việc với ông Lê Văn Thọ, Phúc Trạch- Hương Khuê,  người đã theo nghề trầm trên 20 năm, từ chưng cất tinh dầu đến nay ông đã tham gia tạo trầm tự nhiên từ con sâu tự nhiên tại địa phương, nguồn trầm hương được tạo ra đưa tiêu thụ tại Khánh Hòa với giá trị khá cao. Ngoài ra ông còn tạo trầm cảnh để tiêu thụ tại địa phương và trong nước với giá trị cao. Nhưng hiện nay việc tiêu thụ trầm cảnh cũng giảm dần.
Ngày 11/3/2016, TS. Nguyễn Văn Minh, PCTTT và Ths. Nguyễn Văn Bình-TTK, thay mặt Hội đã làm việc với Công ty Lâm Viên là đơn vị sản xuất và tạo trầm trên cây Dó bằng phương pháp sinh học.
Ông Nguyễn Thoan, GĐ Công ty Lâm Viên tại Hà Nội đã trình những hoạt động của công ty trong thời gian qua tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Tĩnh, Gia Lai, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu và Kiên Giang. Với lượng cấy taọ trầm trên 10.000 cây dó và bước đầu thu hoạch trầm sinh học, nhưng sản lượng chưa cao, trầm tạo ra còn mỏng. Bước đầu đã thử nghiệm chưng cất tinh dầu trầm tại Gia Lâm – Hà Nội với phương pháp lò hơi quy mô lớn, nhưng bước đầu chưa thu được tinh dầu trầm, một phần do áp lực hơi nước qua lò quá mạnh, một phần do thiết bị thu nước và tinh dầu nhỏ nên bị trào ra. Điều này phần nào ảnh hưởng lớn đến khâu thu tinh dầu trầm.
Ngày 13/3/2016, TS. Minh đã cùng Ông Thoan lên tham quan Trung tâm thương mại Đồng Đăng với quy mô hơn 200 gian hàng, được đầu tư rất hợp lý và hiện đại. Nơi đây cách biên giới Trung quốc trên 1km. Với trên 60 gian hàng được các doanh nhân TQ đăng ký kinh doanh, thì Trung tâm sẽ tạo điều kiện cho Hội Trầm hương có 2-3 gian hàng nơi thích hợp nhất để kinh doanh.
Ngày 17/3/2016, TS. Minh làm việc với anh Phùng từ Tuyên Quang về với cơ sở đầu tư trồng cây dó tại 3 tỉnh Đông Bắc. Do công ty có hợp đồng tiêu thụ trầm trong vườn với số lượng lớn, nhưng việc giải quyết Cites gặp khó khăn. Hội dẩn anh Phùng làm việc với THs. Nguyệt -tổ chức Cites tại Bộ NN&PTNT cùng TS. Lâm  tại Việm Lâm nghiệp đưa ra các biện pháp xử lý giúp anh Phùng trong thời gian tới.
Ngày 21/3, TS. Minh làm việc với chi hội Trầm hương Tp.Huế, làm việc với Ông Đặng Văn Chánh- Chi hội trưởng, nói lên tình hình phát triển ngành trầm tại Tp. Huế. Ngành trầm hương ở Huế thường tập trung vào trầm tự nhiên, một mặc thu mua ở các nước Lào, Mã Lai, Thái Lan,… một mặt thu mua cây trầm tạo tự nhiên trong vườn nhà do sâu tác động hoặc trầm từ các PP cây sinh học về chế tác trầm. Tuy những tháng vừa qua trầm mua bán có giảm đôi chút, nhưng hàng hóa cũng tiêu thụ tốt tuy giá cả giảm. Việc làm hàng trầm hiện nay ở Tp. Huế tốt, có trên 2 cơ sở sản xuất tinh dầu trầm thường sản xuất và tiêu thụ tốt.
Cùng Ông Đoàn Thanh Hoàng- UVTV và Ông Võ Đào Khanh –UVHCH đã đi tham quan các hộ làm trầm tại Huế. Nhìn chung các hộ làm trầm hoạt động tốt, với nguồn trầm cung cấp thường xuyên cho các dsoanh nghiệp trong nước, nhất là cho Tp. HCM.
Nhìn chung việc pháp triển ngành trầm hương tại các tỉnh phía Bắc tốt, việc giải quyết những vướng mắc thực tế nếu giải quyết nhanh cũng giúp người trồng, tạo trầm, chưng cất tinh dầu trầm và các doanh nghiệp ngành trầm có hướng đi tốt.

Cây Dó đã cho trầm thu từ Hà Tĩnh

Hộ làm trầm ở Huế

Trầm tự nhiên

Cửa hàng trầm của anh Chánh

Trầm rục làm nhang

Trầm cấy Vi sinh của CT Lâm Viên

Lò cất tinh dầu trầm thử nghiệm hơi.