Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh

Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Tĩnh

Lúc 14h ngày 10/3/2016, Hội Trầm hương Việt Nam  đã làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh về việc hợp tác phát triển ngành trầm hương tại tỉnh Hà Tĩnh.
Về phía Hội có TS. Nguyễn Văn Minh –PCTTT hội, cùng ông Đặng Bá Thức –UVBCH và anh Anh –PCT Hội lâm nghiệp HT là thành viên.
Về Phía Sở NN&PTNT có ông Nguyễn Bá Thịnh – PGĐ Sở, cùng với anh Nam và anh Triễn – đại diện Trung tâm khuyến nông tỉnh và anh Hảo thư ký của Sở.
Qua buổi làm việc ông Thịnh đã báo cáo về tình hình phát triển ngành trầm hương của tỉnh, đặc biệt là hướng sản xuất và tạo trầm. Cũng nêu rỏ qua hơn hai năm ký kết bản liên kết với Hội nhưng cũng chưa triển khai được công việc, do nhiều việc nên chưa triển khai được.
TS.Minh thay mặt Hội Trầm hương VN đã báo cáo về tình hình hoạt động của Hội trong thời gian qua, nhất là việc Đại hội nhiệm kỳ 2 của Hội ngày 19/12/2015 vừa qua. Qua đó cũng nhấn mạnh việc liên kết giữa Hội và Tỉnh còn nhiều vấn đề phải giải quyết như:

  • Tỉnh chưa phân công người có trách nhiệm quan hệ thường xuyên với Hội,
  • Chưa nắm bắt kịp thời khả năng phát triển ngành nghề sản xuất trầm trên địa bàn,
  • Chưa có hướng phát triển toàn diện của ngành trầm trên toàn tỉnh, nhất là tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê.

Qua các yếu tố trên việc hợp tác giữa tỉnh và Hội cần có những giải pháp cụ thể để đưa ngành trầm của tỉnh lên cao, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng cây Dó và tạo trầm hiện nay của tỉnh.
Trong buổi làm việc các ông Thức, Nam và Triễn đã nêu bật các yếu tố hiện nay về cây Dó tạo trầm, tình hình cấy tạo trầm với các phương pháp tạo trầm của các hộ dân trên địa bàn tỉnh. Với hệ thống tổ chức cần theo hệ thống nào? Tạo trầm có giá trị cao thì nên áp dụng biện pháp nào? Ra sản phẩm nào là có kinh tế nhất…. Vệc chế phẩm sinh học tạo trầm  khi chuyển giao thế nào?... Và các tiêu thụ sản phẩm trầm hiện nay của tỉnh.
Theo điều tra thì các Hộ dân trồng Dó tạo trầm tại xã Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tỉnh có lợi thế là vùng có một tác nhân sinh học tự nhiên là sâu. Sâu này phát triển mạnh vào tháng 4 hằng năm, phát triển mạnh trên cây dó đã góp phần tạo trầm  tự nhiên trên cây dó, nên người dân bán cây này giá rất cao cho các nhà chế tác trầm ở Huế và Vạn Giả- Khánh Hòa, ngoài xã trên thì chung quanh không có điều kiện như trên, nên phải tạo trầm bằng hóa chất hay phương pháp sinh học.
Ông Thịnh kết luận sẽ giao người cụ thể làm việc với Hội (cụ thể từ TT khuyến nông tỉnh), sẽ làm việc cụ thể về đào tạo nghề tạo các sản phẩm trầm từ cây dó tạo trầm trong thời gian tới và sẽ liên kết ngày càng cao với Hội trong thời gian tới.
Buổi làm việc kết thúc lúc 17h cùng ngày.


Cây Dó tạo bằng hóa chất

Sản phẩm Cây Dó tạo trầm tự nhiên bằng sâu

Lò cất tinh dầu

Cây dó tạo trầm từ các con sâu