Infographic & Hàm lượng tinh dầu cây trầm hương

Infographic & Hàm lượng tinh dầu cây trầm hương

Giá trị của trầm hương là “tinh dầu trầm” có giá trị thương phẩm cao hơn nhiều lần so với trầm kỳ tìm được trong thiên nhiên, 1kg tinh dầu trầm gía cả biến động từ 8.000USD đến 12.000USD, trong khi đó giá trị của trầm hương tùy theo chất lượng mà 1kg biến động từ vài trăm USD đến vài ngàn USD thấp hơn nhiêu lần so với tinh dầu trầm hương.
 Chính lý do đó việc tìm hiểu trong các thành phần của cây 20 năm tuổi tại Phú Quốc – Kiên Giang có tỉ lệ tinh dầu bao nhiêu là việc rất cần thiết, từ cơ sở đó có những giải pháp sử dụng nguồn tài nguyên tinh dầu bền vững trên cơ sở bảo tồn thiên nhiên rừng nhiệt đới trên vùng đảo phía Tây Nam tổ quốc. Theo GSTS Đỗ Tầt Lợi (1977) trong tinh dầu trầm các thành phần chủ yếu là benzylaceton C6H5CH2COCH3 26%, metozylaceton 53% và tecpen alcol 11%. Ngoài ra còn axit xinamic và các dẫn xuất của nó là các hydrocarbon thơm rất có gía trị.
 Tinhdauphuquoc
            Việc đánh gía được tỉ lệ tinh dầu có trong cây trầm hương là tiền đề để xây dựng kế họach khai thác bền vững trữ lượng tinh dầu cho nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Có nhiều phương pháp dựa vào quá trình cơ học và lý hóa bao gồm : Phương pháp cơ học, phương pháp chưng cất, phương pháp trích ly … Bài viết này sẽ đi sâu vào phương pháp chưng cất tinh dầu trầm hương cũng như các kết quả thu được từ phương pháp này.

TinhdauPhuQuoc_1
Tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất có thể hiểu rằng đây là một qúa trình biến đổi từ thể lỏng hoặc một hổn hợp hơi thể lỏng ra thể hơi ở trong một thiết bị và sau đó hơi nước được ngưng tụ ở một thiết bị khác nhờ phương pháp làm lạnh. Trong điều kiện áp suất không đổi thì tùy thuộc vào mức độ tan lẫn của hổn hợp và khả năng tan lẫn vào nhau của các cấu tử, dung dịch lỏng mà ta thu được bằng cách làm ngưng tụ hổn hợp hơi bay ra sẽ có thành phần các chất dễ bay hơi cao hơn so với thành phần của chất lỏng ban đầu, nếu vẫn tiếp tục chưng cất thì thành phần các chất dễ bay hơi tăng dần.

Theo định luật Danton “áp suất chung của hổn hợp bằng tổng số áp suất hơi riêng phần của các cấu tử” P=PA+PB (PA,PB là áp suất hơi riêng phần của các cấu tử A và B có trong thành phần của hổn hợp).
Từ định luật Danton – Bôi Mariot: Ta biết rằng thể tích tương đối của các chất khí (hoặc hơi) khác nhau chứa trong hổn hợp thì tỉ lệ với áp suất hơi riêng phần của chúng.

TinhdauPhuQuoc_2

Hàm lượng của một cấu tử trong một hổn hợp hơi tỉ lệ nghịch với khối lượng phân tử và áp xuất hơi riêng phần của cấu tử kia, nên cất tinh dầu với nước rất thuận lợi vì tinh dầu thường có khối lượng phân tử cao mà nước thì lại có khối lượng phân tử thấp.
Ở điều kiện áp suất thường, nếu chưng cất tinh dầu bằng hơi nước thì nhiệt độ sôi của hổn hợp thường xảy ra ở nhiệt độ hơn 1000 độ C và thành phần của hổn hợp hơi bay ra thường không đổi cho tới khi cấu tử có độ nhiệt sôi cao được bay hơi ra hoàn toàn.

TinhdauPhuQuoc_4

Trên cơ sở lý luận đó thiết bị được áp dụng trong nghiên cứu là dụng cụ chưng cất tinh dầu trong phòng thí nghiệm của Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM để nghiên cứu thực nghiệm lấy tinh dầu trong các thành phần cây Dó bầu và phương pháp nghiên cứu chia thành 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1:
Chưng cất thử nghiệm để tính toán thời gian chưng cất cho 1 mẩu lấy 1.000g gỗ đã được thái nhỏ chưng cất trong bầu thí nghiệm nhiều ngày theo dõi lượng tinh dầu ở thời điểm cao nhất và tiếp tục theo dõi cho đến khi thấy lượng tinh dầu thu được không còn thay đổi nữa thì dừng lại và chọn thời gian thích hợp để chưng cất thí nghiệm.

TinhdauPhuQuoc_3

Giai đọan 2:
Về chưng cất: chưng cất các thành phần (lá, nhánh, thân, vỏ, rễ) theo qui trình đồng nhất là 48giờ cho mỗi loại.
Về mẫu đem chưng cất: Các mẫu lá, nhánh, thân, vỏ, rễ được thu thập tách biệt ra trên 6 cây khác nhau và được thái mỏng với kích thước 1cm x 1cm x 1cm sau đó hổn hợp lại theo các đối tượng trên và được sấy trong nhiều ngày cho đến khi trọng lượng cân được không có thay đổi thì tiến hành cân mỗi loại (lá, nhánh, thân, võ, rễ) 3kg cho mỗi loại chia thành 3 mẩu mỗi mẩu 1kg, sau đó chưng cất từng mẩu một, mỗi mẩu được cất 3 lần lập lại. Tổng số có 15 lần chưng cất với nhiệt độ sôi giống nhau. Các mẩu chưng cất được cân và ghi chép trọng lượng tươi và cân lại khi đã thành sản phẩm khô hoàn toàn.
Dụng cụ đo: sử dụng ống pipe thủy tinh 1cc được chia vạch theo chiều cao tương ứng chiều cao là 5cm để đo thể tích tinh dầu thu được.
Phân tích số liệu: Các kết qủa đo được ghi chép và dùng chương trình Excel để phân tích kết quả.

Infographic1 - THVN photo tinhdautramhuong_gif_zpsszebky3x.gif
Nhận xét chung về hàm lượng tinh dầu: bình quân chung trong toàn bộ cây dó bầu là 0,229ml  trong 1.000g nguyên liệu khô. So với các loài cây trồng để lấy tinh dầu khác thì tỉ lệ tinh dầu trong cây Dó bầu có tỉ lệ tinh dầu khá thấp, theo tính tóan thì 0,229 lít tinh dầu thì cần 1.000kg trong lượng khô tương đương  0,206‰ tinh dầu trong nguyên liệu.
Tinh dầu Hồi trong qủa tươi có 3- 3,5%, lá 1% ; tinh dầu Màng tang có trong quả khô có 1,8% – 2,7%; tinh dầu Mùi trong quả có từ 0,9% – 1,3%; tinh dầu Bạc hà từ 1,9 %- 2,2%, tinh dầu Hương nhu từ 0,9% – 1,67% . Như vậy nếu so sánh với các lòai khác thì lượng tinh dầu trong nguyên liệu Dó bầu chỉ bằng 1/100 hàm lượng tinh dầu ở các lòai khác. Vì vậy muốn có 1 lít tinh dầu thì cân đến 4.720kg nguyên liệu khô và cần 8.590 kg trọng lượng tươi.

Tinhdau2_1

Lá cây : Mục tiêu xác định tinh dầu trong lá là nhằm vào xác định tiềm năng tinh dầu trong nguồn nguyên liệu lá cây, kết qủa nghiên cứu chưng cất 0,188 ml trong 1.000g trọng lượng lá khô, hàm lượng tinh dầu có trong lá thấp hơn so với các thành phần khác trong thân, điều đáng chú ý ở đây là hiện nay chưa có những nghiên cứu để khai thác lượng tinh dầu có trong lá, qui trình khai thác tập trung vào nguyên liệu là thân cây nên phải chặt toàn bộ cây để có lượng gỗ nguyên liệu dùng cho chưng cất dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hàm lượng tinh dầu có trong lá theo kết qủa 0,188ml trong 1.000g và tỉ lệ tinh dầu là 0,17‰ trong nguyên liệu lá khô, để có 1lít tinh dầu thì cần 5.320kg trọng lượng lá khô và cần 10.850kg trọng lượng lá tươi.

Nhánh cây : Hàm lượng tinh dầu trong nhánh cây cho thấy có tiềm năng khá cao, gần bằng tỉ lệ tinh dầu trong thân đây là tín hiệu tốt để có thể lập kế họach khai thác nguồn nguyên liệu nầy, việc xác định hàm lượng tinh dầu trong đối tượng nầy mục đích là tim biện pháp khai thác nguyên liệu từ nhánh cây, trong suốt qúa trình sinh trưởng khi ta cắt nhánh cây thì cây lại tiếp tục sinh trưởng ra cành và nhánh mới, như vậy việc khai thác vẫn để cây đứng lâu dài và bền vững,  theo số liệu chưng cất được 0,264 ml trong 1000g nguyên liệu, muốn có 1 lít tinh dầu cần 3.790 kg nguyên liệu khô tuyệt đối, và cần 8.500 kg nhánh tươi để chưng cất tinh dầu, tỉ lệ tinh dầu có trong nhánh cây là 0,238‰.

Thân cây : là nguồn nguyên liệu chính đang được khai thác để chế biến chưng cất tinh dầu trầm cung cấp cho thị trường, việc khai thác thân cây ngày càng nhiều là nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng loài cây nầy, mục tiêu nghiên cứu là xác định tiềm năng tinh dầu có trong thân cây để có thể khuyến cáo giúp cho các nhà kinh doanh lập kế họach khai thác tính toán hiệu qủa kinh tế trong sản xuất, hàm lượng tinh dầu trong thân chiếm tỉ lệ khá cao bằng 0,265ml trong 1.000g nguyên liệu khô, tỉ lệ tinh dầu tính toán là 0,239‰ trong thân gỗ cây Dó bầu, muốn có 1 lit tinh dầu cần 3.770 kg nguyên liệu khô và cần 5.560 kg nguyên liệu thân cây tươi.

Vỏ cây : Trong thành phần vỏ cây theo kết quả nghiên cứu đạt chỉ tiêu cao nhất với tỉ lệ thí nghiệm được là 0,290 ml trong 1.000g trong lượng khô, chiếm 0,261‰ tinh dầu trong trọng lượng khô của phần vỏ, cất 1lít tinh dầu cần 3.450 kg trong lượng vỏ khô và cần đến 6.640 kg trọng lượng vỏ tươi. Việc khai thác nguyên liệu từ nguôn vỏ cây là khó khả thi do tỉ lệ vỏ trên thân cây thường chiếm tỉ lệ không cao, hơn nữa khai thác vỏ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng, vì vậy đây là một chỉ tiêu nghiên cứu tham khảo để so sánh với các thành phần tinh dầu ở các bộ phận khác trong thân cây.

Rễ cây : Hàm lượng tinh dầu trong thành phần rễ cây bình quân chung là 0,138ml trong 1.000g trong lượng rễ khô, như vậy muốn có 1lit tinh dầu thì cần đến 7.250 kg rễ khô để chưng cất và cần đến 11.390kg trọng lượng rễ tươi, việc khai thác nguyên liệu rễ là khó khăn vì nguyên liệu dưới mặt đất, chi phí nhân công sẽ cao và giá thành sẽ lớn vì lượng nguyên liệu cần nhiều hơn các thành phần nguyên liệu khác có trong cây.

Tinhdau2_2

Do giá cả tinh dầu trầm hương trên thế giới khá cao và nhu cầu cung cấp không đủ đáp ứng, các cơ sở chế biến ngày càng săn lùng nguyên liệu khiến rừng tự nhiên bắt đầu khan hiếm làm cho khả năng cung cấp nguyên liệu để chế biến tinh dầu có nhiều bất cập trước mắt và lâu dài.
Kỹ thuật khai thác và chế biến hiện nay chủ yếu dựa vào nguyên liệu là thân cây, khi khai thác phải chặt hạ tòan bộ cây, chỉ sử dụng thân và cành lớn, các thành phần khác bị bỏ lại không sử dụng.
Khả năng ứng dụng của nghiên cứu đã làm sáng tỏ tỉ lệ tinh dầu trong các thành phần lá 0,169‰, nhánh 0,238‰, thân 0,239‰, vỏ 0,161‰, rễ 0,124‰ là cơ sở để chúng ta xác định nên chặt phần nào trên cây là cần thiết nhất, nếu chặt phần nhánh cây sẽ tiếp tục sinh trưởng một lượng sinh khối mới, sau một thời gian khi nhánh sinh trưởng ổn định tiếp tục khai thác, với phương thức đó sẽ đảm bảo khai thác lâu dài nguồn tài nguyên. Ngược lại việc khai thác như hiện nay là nguy cơ là suy thoái tài nguyên rừng.
Lượng tinh dầu trong trong toàn thể các bộ phận thân cây Dó bầu có tỉ lệ rất thấp chỉ 0,2‰ trong thân và nhánh, vì vậy để có một lít tinh dầu cần đến 10.000kg nguyên liệu. Do đó vấn đề đặt ra là phải tìm ra những giống có năng suất cao hơn mới có thể giảm nguồn nguyên liệu khai thác, giảm thiểu việc chặt loài cây quí hiếm.

Tinhdau2_3

Kết luận : 
1. Lượng tinh dầu chưng cất được trong các thành phần lá, nhánh, thân, vỏ, rễ trong 1.000g nguyên liệu khô thu được là 0,188 ml, nhánh 0,264 ml, thân 0,265 ml, vỏ 0,290 ml, rễ 0,138 ml, vỏ cây có tỉ lệ tinh dầu cao nhất, các thành phần trong thân cây đều có tinh dầu, nhánh và thân có tỉ lệ gần tương đương nhau.
2. Xác định được tỉ lệ tinh dầu trầm hương các thành phần cấu trúc thân cây so với nguyên liệu khô, tỉ lệ tinh dầu trong lá là 0,169‰, trong nhánh là 0,238‰, thân cây 0,239‰, vỏ 0,261‰, rễ 0,124‰ trong cây Dó bầu 20 tuổi trên đảo Phú Quốc Kiên Giang Việt Nam.
3. Để có 1.000g nguyên liệu khô cây Dó bầu từ lá, nhánh, thân, vỏ, rễ cần phải có trọng lượng tươi là 2.041g lá, 2.033g nhánh, 1.033g thân, 1.682g vỏ, 1.573g rễ cây tươi.
4. Để có 1 lít tinh dầu phục vụ cho chưng cất thì cần các nguyên liệu tươi trong các thành phần lá 10.850kg, nhánh 5.800kg, thân 5.560 kg, vỏ 6.640 kg, rễ 11.390 kg và trọng lượng khô trong các thành phần lá 5.320 kg, nhánh 3.790 kg, thân 3.770kg, vỏ 3.450 kg, rễ 7.250 kg.
5. Với hổn hợp nhiều thành phần bình quân 1.000 g nguyên liệu khô thì cần 1.732g nguyên liệu tươi, khi chưng cất bằng hơi nước thu được bình quân 0,269 ml tinh dầu, chiếm tỉ lệ tinh dầu trong nguyên liệu khô là 0,206‰ và 1 lít tinh dầu từ nguyên liệu hổn hợp khô là 4.720 kg, 8.590kg nguyên liệu tươi.
6. Để khai thác tinh dầu trên quan điểm bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên bền vững, việc sử dụng phương thức khai thác cành nhánh cần phải được ưu tiên hàng đầu, vừa có hàm lượng tinh dầu cao, vừa chi phí thấp nhất là công đoạn chế biến nguyên liệu dễ bâm nhỏ trước khi chưng cất