Báo cáo tình hình hoạt động năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016

Báo cáo tình hình hoạt động năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016

HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM                         CỘING HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
           ---------oOo---------                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:……/BC-2015/HTHVN                                                          ----------oOo----------
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2015
DỰ THẢO

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2015
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
NĂM 2016 CỦA HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM

Hội Trầm hương Việt Nam tổ chức Đại hội thành lập vào ngày  20/03/2010 theo quyết định số 23/QĐ-BNV, ngày 11/01/2010 của Bộ NV và quyết định phê duyệt điều lệ số 668 /QĐ-BNV, ngày  23/06/2010  của Bộ nội vụ.
Hội Trầm hương VN báo cáo kết quả hoạt động đến cuối năm 2014, như sau:
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Về thuận lợi:
Hội trầm hương Việt Nam tuy mới hoạt động, nhưng bước đầu đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của tổ chức và người dân trồng cây dó tạo trầm  trên 20.000 ha tại 25 tỉnh trên toàn quốc.
Luôn được sự quan tâm ủng hộ của một số tổ chức ngành của các tỉnh trồng cây dó tạo trầm và tạo điều kiện phát triển các Doanh nghiệp liên quan đến các sản phẩm từ cây dó tạo trầm. Bước đầu nâng tầm kinh tế của cây dó tạo trầm của Việt Nam. Nhiều nông dân đã trồng lại cây dó trong vườn nhà, phần nào tháo bỏ ràng buộc giúp cho nông dân trồng cây dó bước đầu làm ăn có hiệu quả.
2. Về khó khăn
Tuy gặp nhiều khó khăn tăng trưởng của kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2015. Do đó nhiều doanh nghiệp và hội viên trồng cây dó tạo trầm đã bước đầu ngừng phát triển. Nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cho Hội trong năm qua như:
a. Chính sách của Chính phủ đối với người trồng cây dó tạo trầm còn quá chậm, nhất là khi doanh nghiệp nước ngoài thu mua trầm kỳ tại  Việt Nam không qua chính thức,trốn thuế đã tạo nên chính sách cạnh tranh không tốt, phần nào làm các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh liên quan đến cây dó tạo trầm từng bước thua thiệt ngay trên sân nhà.
b. Một số ủy viên BCH còn chưa thật gắn kết được với Hội.
c. Hội chưa thật sự đi sát với người trồng cây dó tạo trầm để tháo gở khó khăn trong thực tế.Với các nhà kinh doanh trầm và các sản phẩm của trầm hương thì chưa thật gắn bó với Hội. Nên chưa đẩy mạnh phát triển Hội mạnh.           
d. Kinh phí hoạt động còn khó khăn.
Tuy vậy với sự cố gắng chung, đặc biệt có một số UVBCH nòng cốt, năng động trong Hội đã nổ lực hoàn thành nhiệm vụ mà Đại hội đã giao.

Phần A: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NĂM 2015

I. Về tổ chức:
1-Thành lập Ban Xúc tiến thương mại và Hợp tác quốc tế trực thuộc Hội  do bà Nguyễn Cữu Thị Kim Chi -  phó chủ tịch Hội  làm Trưởng ban.
         2- Với BCH Hiệp hội là 35 thành viên rải đều từ Bắc đến Nam, nhưng năm qua việc tổ chức họp còn hạn chế, phần lớn do Ban thường trực Hội họp thường kỳ, thong qua ý kiến các UVBCH qua trao đổi thong tin qua email, đưa ra các kế hoạch để cho toàn thành viên trong Hội thực hiện.
- Với tổng số 692 hội viên tại 25 tỉnh và thành phố hiện nay, nhưng việc tổ chức hoạt động trong Hội còn chưa được nhiều, nên việc gắn bó giữa các Hội viên với BCH còn chưa cao. Trong năm 2015, Hội đã kết nạp được 08 hội viên tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh. Và tiến hành các bước kết nạp hội viên và làm 12 thẻ hội viên đúng quy định của Hội.

II. Về hoạt động:
1. Ban thường trực Hội  thường xuyên họp định kỳ hàng Quý để báo cáo các công việc đã thực hiện và chuẩn bị các công việc trong Quý tới.
2. Tư vấn và hổ trợ các phương pháp tạo trầm trên cây Dó tạo trầm được trồng trong vườn nhà tại các tỉnh từ đó đưa vào các buổi Hội thảo, nhằm giúp cho các Hội viên học tập phương pháp cấy tạo trầm có hiệu quả kinh cao.
3. Tập hợp, trao đổi với một số tổ chức, cá nhân phát triển chế biến tinh dầu trầm. Góp phần định hướng cho việc tiêu thụ các sản phẩm từ cây dó tạo trầm có hiệu quả cao sau thời gian tạo trầm hợp lý.
4. Phát hành trang web và diển đàn trầm của Hội, với những thông tin bổ ích từ khâu trồng, chăm sóc, BVTV, cấy tạo trầm, kinh doanh và đánh giá các công dụng hữu ích từ cây Dó tạo trầm hiện nay. Bản tin phần nào đã giúp ích cho các người dân trong nước đã tham gia trồng. Trong trang Diển đàn trầm hương đã tạo nhiều trao đổi, cùng hiểu hơn về ngành trầm, cùng với việc trao đổi giúp đở nhau, trao đổi mua bán cây dó, trầm, tinh dầu trầm,…trang web quốc tế nhận được nhiều thành viên trong và ngoài nước tham gia.
5. Làm việc với Viện nghiên cứu các Hóa hợp chất tự nhiên thuộc Viện Hàm Lâm Việt Nam tại thành phố Hà Nội về hợp tác đăng ký đề tài đánh giá tinh dầu trâm VN năm 2016 với Nhà nước, nhằm đề ra tiêu chuẩn trầm khi trao đổi và kinh doanh xuất khẩu.
6. Về hợp tác quốc tế: Tiếp tục tìm kiếm, hợp tác với các tổ chức và cá nhân nước ngoài về tạo trầm trên cây dó và tiêu thụ các sản phẩm chế biến  từ trầm nhân tạo như:
+ Duy trì quan hệ hợp tác với các hội trầm hương ở các tỉnh Quãng Châu, Quãng Tây, Tứ Xuyên và Vân Nam của Trung quốc trong việc xúc tiến thương mại, đánh giá tiêu chuẩn trầm và ký kết biên bản hợp tạc hai bên trong việc trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo, đánh giá, mua bán lâu dài về ngành trầm tại hai nước, chuẩn bị các quan hệ bền vững trong năm 2015.
+ Duy trì quan hệ và hợp tác với  Viện nghiên cứu Viit Meditation và Công ty Trầm hương Neung in Hyang Dang của Hàn Quốc về việc đánh giá trầm hương và lập bộ phận kết hợp của 3 bên trong việc đưa được chuẩn của các loại trầm hương hiện nay.
+ Thiết lập quan hệ với tổ chức The World incense Repopulation Alliance Taiwan của Đài Loan để tham dự Hội nghị The world incense repopulation technical and Academic Discussion Forum, về hợp tác phát triển trồng cây dó cho phù hợp Cites với các Quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesai, Mynamer, Mã Lai và Nepal và tạo các sản phẩm từ  trầm. Qua các quan hệ, hợp tác đã bước đầu có những hướng tạo trầm và tiêu thụ trầm từ cây dó trồng trong vườn rất tốt trong thời gian tới.
+ Tiếp các đoàn kinh doanh trầm ở Hàn Quốc, Thụy sĩ qua tìm hiểu để phổ biến cho thông tin trầm hương VN để tìm hướng phát triển trầm sau này.
7. Hội đã thông qua các báo, đài với nhiều bài phản ánh thực trạng Trầm hương Việt Nam và hợp tác với các kênh trên truyền hình.
8. Hội thường xuyên tham gia các hoạt động cùng với Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, được vtham gia vào ban Chủ tịch Đoàn của lien hiệp nhiệp kỳ 2015-2020 và được nhậm 6 bằng khen cho 6 cá nhân xuất sắt năm 2015.
9. Về tài chánh: Hội đã thu chi phí trong năm qua việc thu Hội phí và vận động kinh phí hoạt động còn yếu kém (nhiều hội viên tới nay vẫn chưa đóng hội phí). Nhưng phải duy trì hoạt động Văn phòng Hội cụ thể: Họp định kỳ, ra Bản tin Hội, Mở trang web của Hội, công tác tới các Trang trại để thử nghiệm công tác trồng trọt, tạo và chế biến Trầm và điển hình là tổ chức được buổi hội thảo. ( Bản báo cáo tài chánh kèm theo)
10. Hội đã thảo luận và đưa ra chiến lược cho ngành trầm Việt Nam từ nay đến 2020 và đã chuyển báo cáo cho các ban ngành liên quan. Đây sẽ là hướng đi tích cực của Hội trong thời gian tới, nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển ngành góp phần vào nền kinh tế đất nước.
11. Tổ chức Đại hội Hội Trầm hương nhiệm kỳ 2015-2020.

III. Đánh giá chung:
Trong năm qua, Hội Trầm hương Việt Nam bước đầu đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của tổ chức, các doanh nghiệp kinh doanh trầm và người dân trồng cây dó tạo trầm tại các tỉnh ở Việt Nam.
Các hoạt động của Hội vừa qua bước đầu tập hợp các các nông dân, trang trại và tổ chức sản xuất các sản phẩm từ cây dó tạo trầm, nắm được những yêu cầu cấp thiết, những vướng mắc cần tháo gở. Hội đã hổ trợ, kết nối các tổ chức trong và ngoài Hội, thấy được những khó khăn, những mặt tốt và hiệu quả kinh tế trong quá trình chế biến sản phẩm từ cây cây dó tạo trầm để xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mặc dù Nhà nước và các ngành đã có một số chính sách ưu đải trực tiếp đến phát triển cây Dó Bầu tạo trầm trong gần 10 năm qua như hiện nay, nhưng việc quan tâm trên vẫn còn quá ít. Mong rằng qua Hội Trầm hương VN sẽ phản ảnh và kiến nghị đầy đủ những yêu cầu thực tế của bà con trồng cây dó tạo trầm, các tổ chức sản xuất các sản phẩm từ cây dó tạo trầm, các địa phương có trồng cây dó tạo trầm tới Chính phủ và các ngành liên quan có đủ thông tin tốt để phát triển cây dó tạo trầm, phần nào giúp xóa đói giảm nghèo hiện này của các địa phương và cả nước.
Hội xác định rõ trong thời gian tới, việc hợp tác với các nước có kinh nghiệm cấy tạo trầm, chế biến các sản phẩm có giá trị cao từ nguyên liệu trầm nhân tạo và tiêu thụ trầm như Thụy sĩ, Trung Đông, Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản sẽ giúp ngànhTrầm hương Việt Nam mở ra các hướng hợp tác lớn trong các lảnh vực nông nghiệp, chế biến tinh dầu trầm , các sản phẩm từ trầm vườn và xúc tiến thương mại các sản phẩm từ trầm tạo trong vườn nhà.

Phần B: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2016
1- Phát triển Hội viên: Vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trồng và chế biến, sản xuất kinh doanh những sản phẩm từ cây Dó tạo trầm tự nguyện tham gia vào Hội trầm hương Việt Nam. Vận động các hội viên đóng góp Hội phí năm 2016 và số tiền hội phí còn thiếu của năm 2015 để hội có kinh phí hoạt động.
2 - Kiến nghị với Nhà nước về chính sách hỗ trợ như: Giao rừng, thuê đất, cho vay vốn ưu đãi, giảm thuế cho các đối tượng:  trồng cây Dó và các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm liên quan đến cây Dó tạo trầm; tạo điều kiện cho ngành Trầm hương trên cả nước phát triển cả về số và lượng, tiến tới xóa nghèo và ổn định cho người trồng, sản xuất và kinh doanh cây Dó, góp phần đưa lĩnh vực xuất khẩu nước ta ngày một đi lên.
3-Thành lập cổng thông tin thương mại điện tử về ngành Trầm hương Việt Nam. Xây dựng quảng bá thương hiệu Hội Trầm hương Việt Nam thông qua cổng thông tin thương mại điện tử này;
4- Thành lập Trung tâm Kiểm định trầm hương Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến thương mại và Hợp tác Quốc Tế , với mục đích nghiên cứu phát triển toàn diện về cây Dó tạo trầm như về giống cây Dó tạo trầm, những sản phẩm từ cây Dó tạo trầm (chuổi giá trị như trầm hương, trầm cảnh, tinh dầu trầm,dược liệu,….) và chuyển giao công nghệ đến các hội viên và người dân có nhu cầu; Tổ chức các buổi Hội thảo về chế biến, chưng cất tinh dầu trầm đạt chuẩn xuất khẩu.
5 - Kết nối và thúc đẩy các hoạt động hợp tác Quốc tế liên quan tới sự phát triển của cây cây Dó tạo trầm của Việt Nam;
6- Tổ chức các mô hình tạo trầm có hiệu quả kinh tế cao giúp cho hội viên tạo trầm trên các cây trồng tại vườn, tổ chức sự kiện giới thiệu hình ảnh Hội, tiềm năng phát triển ngành trầm hương Việt Nam; Tổ chức các lớp đào tạo ngành trầm hướng tới đưa chương trình giảng dạy ngành trầm vào chương trình giảng dạy đại học.
7- Thực hiện điều tra cơ bản nhằm xây dựng bản đồ và số liệu cơ bản về cây Dó tạo trầm tại Việt Nam, làm cơ sở để xây dựng các kế họach phát triển ngành trầm hương Việt Nam trong ngắn, trung và dài hạn.
8- Hội sẽ tổ chức Hội thảo Quốc tế về “Tìm lại thương hiệu trầm hương Việt Nam” tại thành phố Hồ Chí Minh với các nhà khoa học Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia,…. vào tháng 11/2016.
9 - Phát hành Bản tin định kỳ và duy trì phát triển trang Web của Hội phục vụ ngành Trầm hương Viêt Nam.
10 - Công tác xã hội:  Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, bằng việc vận động quyên góp của hội viên hảo tâm trong toàn Hội để xây dựng 01 nhà tình nghĩa tình thương trong năm  2016.

       TM.BCH HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM
           Nơi nhận:                                                                   Chủ tịch

  • Bộ Nội vụ (để báo cáo);
  • Bộ NN&PTNT (để báo cáo);
  • Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (b/c);

-     Các UVBCH và Ban KT HH;                                                                              
-     Lưu VP./.                                
                                                                                            PGSTS. Trần Hợp