Thực nghiệm cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu tại Bình Phước trong 5 năm (2023 - 2028)

Thực nghiệm cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu tại Bình Phước trong 5 năm (2023 - 2028)

HỘI TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM
 Số:  /VAWA
 

Dự thảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 8 năm 2023

THỰC NGHIỆM CẤY TẠO TRẦM HƯƠNG TRÊN CÂY DÓ BẦU (Aquilara crassna Pierre ex. Lecomte) TẠI BÌNH PHƯỚC TRONG 5 NĂM (2023 - 2028)

  • Tính cấp thiết

Trầm hương là sản phẩm đặc biệt của một số loài cây, phần lớn thuộc chi Aquilaria (họ Thymelaeaceae) do hàng loạt tế bào gỗ thoái hóa, mất chất gỗ biến thành, trong tế bào được tích tụ nhựa Trầm có thành phần chủ yếu là benzylaxeton và các dẫn xuất của nhân benzen, các tế bào đó liên kết với nhau tạo ra những sản phẩm có hình dạng phong phú và kích thước khác nhau, chúng phân bố lẫn lộn trong cây; thường có màu đen bóng, đen xỉn hoặc màu vàng cánh dán; khi đốt tỏa hương thơm.
Ở Việt Nam, Trầm hương là lâm sản quý, có giá trị kinh tế cao, Trầm hương chất lượng cao có nguồn gốc từ tự nhiên được tạo ra chủ yếu từ cây Dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) thuộc họ Thymelaceae là một loài cây quý, mọc tự nhiên trong nhiều vùng rừng ẩm và phân bố tương đối rộng từ các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, cho đến tận Kiên Giang, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Trước tình trạng khai thác Trầm hương một cách quá mức trong nhiều năm qua, loài cây này đang ngày càng cạn kiệt và đã được xếp vào danh mục những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Do giá trị kinh tế lớn của Trầm hương là động lực thu hút người dân ở nhiều địa phương trong việc gây trồng cây Dó bầu, phong trào trồng Dó bầu đã phát triển khắp cả nước và loài Dó bầu không còn có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007.
Hiện nay, ở nước ta có phong trào trồng cây Dó bầu. Tuy nhiên, có hai vấn đề quan trọng để phát triển các động lực này: Thứ nhất, đảm bảo chất lượng cây Dó bầu cho nhựa Trầm nhiều, Thứ hai là tìm kiếm các biện pháp Kỹ thuật phù hợp để kích thích sự tạo Trầm trên cây Dó bầu rừng trồng. Cho đến nay, nhiều nước đã nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và tạo Trầm hương trên cây Dó bước đầu đã có kết quả như: Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan... Tuy vậy, việc xác định vì sao cây Dó trong tự nhiên có khả năng hình thành được Trầm hương, cơ chế của sự hình thành Trầm hương, các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành Trầm hương, thời gian cần thiết để hình thành Trầm hương …vẫn chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng.
Từ lâu các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra những giả thuyết về quá trình hình thành Trầm hương, đa số các các nhà khoa học cho rằng Trầm hương được hình thành do bệnh lý gây nên dưới tác nhân gây bệnh là Vi sinh vật, côn trùng, các hợp chất Hóa học, chấn thương cơ giới. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu trong nước được tiến hành một cách tự phát và hầu như chưa công bố một cách rộng rãi và còn nhiều hạn chế.
Việc trồng và kích tạo Trầm đã được chú ý trong thời gian qua nhưng chủ yếu mang tính riêng lẽ, tự phát. Trong khi đó, để phát triển nhanh và bền vững việc gây trồng cây Dó bầu và sản xuất các sản phẩm Trầm hương, ngoài nguồn giống có chất lượng di truyền và sinh lý tốt, chúng ta còn phải quan tâm đến phương pháp kích thích tạo Trầm hương trên cây Dó bầu, một vấn đề còn tiếp tục hoàn thiện. Vấn đề đặc biệt ở đây nửa là thị trường đầu ra cho Trầm hương nhân tạo còn nhiều khó khăn và thử thách...
Xuất phát từ những vấn đề trên Hội Trầm hương Việt Nam tổ chức “Thực nghiệm cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu (Aquilara crassna Pierre ex. Lecomte) tại Bình Phước trong 5 năm (2023 - 2028)” với mục tiêu tuyển chọn phương pháp kỹ thuật và chế phẩm tạo Trầm hương trên cây Dó bầu, góp phần làm rõ tính khoa học của việc trồng cây Dó bầu thu Trầm hương nhân tạo.
Hội sẽ tuyển chọn phương pháp kỹ thuật và chế phẩm tạo Trầm hương hiệu quả nhất trên cây Dó bầu. Từ đó sẽ phổ biến đến hội viên, tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề Trầm hương và đưa ra những kiến nghị, định hướng phát triển ngành nghề Trầm hương một cách bền vững và có hiệu quả cho nước nhà.
2. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-BNV ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nội Vụ cho phép thành lập Hội Trầm hương Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-BNV ngày 23 tháng 06 năm 2010 phê duyệt Điều lệ Hội Trầm hương Việt Nam;
Căn cứ Chương trình hoạt động của Hội Trầm hương Việt Nam nhiệm kỳ III (2023 - 2028);
Căn cứ cuộc họp Ban Thường vụ Hội Trầm hương Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2023 và đề xuất của Phó Chủ tịch Hội - Bà Nguyễn Thị Thu về việc thực nghiệm cấy tạo Trầm hương tại Bình Phước từ đó tuyển chọn phương pháp chế phẩm tạo Trầm tối ưu nhất.
Mục tiêu
Tuyển chọn phương pháp kỹ thuật và chế phẩm tạo Trầm hương trên cây Dó bầu tối ưu nhất để góp phần làm rõ tính khoa học của việc trồng cây Dó bầu thu Trầm hương nhân tạo. Từ đó chúng ta định hướng phát triển ngành Trầm hương một cách bền vững và có hiệu quả cho nước nhà.

  • Quy định đối với tổ chức, cá nhân tham gia cấy tạo Trầm
  • Tổ chức, cá nhân tham gia cấy tạo Trầm là hội viên của Hội Trầm hương Việt Nam; nếu tổ chức, cá nhân tham gia cấy tạo Trầm không phải hội viên của Hội Trầm hương Việt Nam thì phải được sự đồng ý của Ban Thường vụ;
  • Tổ chức, cá nhân tham gia cấy tạo Trầm phải cử nhân viên để thực hiện kỹ thuật cấy tạo Trầm; nếu tổ chức, cá nhân tham gia cấy tạo Trầm không cử nhân viên để thực hiện kỹ thuật cấy tạo Trầm thì phải được sự đồng ý của Ban Thường vụ và có bản hướng dẫn cách thực hiện quy trình kỹ thuật cấy tạo Trầm;

- Tổ chức, cá nhân tham gia cấy tạo Trầm chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Hội và quy định của pháp luật đối với chế phẩm cấy tạo Trầm để thực nghiệm.

  • Đơn vị chủ trì

- Hội Trầm hương Việt Nam; Hội đồng Thẩm định Trầm hương là cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội giúp Ban Thường vụ tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện có liên quan đến thực nghiệm cấy tạo Trầm hương và đánh giá kết quả cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu;
- Hội sẽ mời các chuyên gia về Sinh học, hóa học…để đánh giá chế phẩm tạo Trầm.

  • Nội dung thực hiện cấy tạo Trầm

5.1. Vườn Dó Bầu thực nghiệm cấy tạo: 8 năm tuổi, tại Bình Phước của hai chủ vườn
- Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch Hội;
- Ông Phạm Văn Du - Chủ tịch Hội.
5.2. Tổ chức, cá nhân thực hiện cấy tạo Trầm trên 5 cây Dó bầu (15 năm tuổi) đối với mỗi loại chế phẩm cấy tạo Trầm, ghi thông tin trên mỗi cây sau khi cấy tạo, thời gian thu Trầm sản phẩm sau khi cấy tạo do tổ chức, cá nhân cung cấp cho Hội để theo dõi.
5.3. Phương pháp thực hiện và thông tin chế phẩm cấy tạo Trầm

STT

Tổ chức, cá nhân thực hiện cấy tạo Trầm

Chế phẩm cấy tạo Trầm

Phương pháp cấy tạo

Vi sinh vật

Nấm

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật

Hóa học

Chất khác

 

Khoan, bơm,  bôi chế phẩm

Khoan, truyền chế phẩm

Lột vỏ Dó, quét chế phẩm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.4. Đánh giá kết quả
Hội đồng Thẩm định Trầm hương sẽ đánh giá ban đầu các sản phẩm Trầm hương thu được trong quá trình thực nghiệm cấy tạo về các tiêu chí cảm quan như: màu sắc, mùi vị, độ dày của Trầm…theo thời gian 3 hoặc 6 tháng sẽ đánh giá kết quả 1 lần.
Sau khi đạt những tiêu chí ban đầu và phù hợp với nhu cầu thị trường Trầm hương trong và ngoài nước, Hội đồng Thẩm định Trầm hương sẽ chọn Trầm hương tốt nhất của quá trình thực nghiệm cấy tạo gửi đến những Trung tâm phân tích trong và ngoài nước kiểm định, đọc kết quả, kết luận để tuyển chọn phương pháp cấy tạo và chế phẩm tạo Trầm hiệu quả nhất trong thực nghiệm.
5.4.1. Các tiêu chí cảm quan để thẩm định Trầm hương như: màu sắc, mùi vị, độ dày của Trầm…


STT

Tên sản phẩm

Màu sắc

mùi

Độ dày của Trầm

Số tháng đã cấy tạo

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

5.4.2. Phân tích tồn dư kim loại nặng, thuốc trừ sâu, dioxin
Hội đồng Thẩm định Trầm hương sẽ chọn Trầm hương tốt nhất của quá trình thực nghiệm cấy tạo gửi phân tích xác định tồn dư kim loại nặng gồm: chì (Pb), Thủy ngân (Hg), thuốc trừ sâu và dioxin.
5.5. Kinh phí thực hiện
Phó Chủ tịch Hội - Bà Nguyễn Thị Thu tài trợ kinh phí: Phân tích mẫu Trầm hương thu được khi đã đạt chỉ tiêu ban đầu, đi lại, ăn uống và các chi phí khác.

  • Danh sách các cá nhân, Tổ chức đăng ky tham gia cấy tạo Trầm

STT

Họ và Tên

Chức vụ trong Hội

Chức vụ trong tổ chức thực hiện cấy tạo Trầm

Điện thoại

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

  • Thời gian tiến hành thực nghiệm

Sau khi nhận đăng ký tham gia cấy tạo Trầm của tổ chức, cá nhân, Văn phòng Hội sẽ lập danh sách trình Ban Thường vụ để chọn ngày thực nghiệm và thông báo chi tiết trên Website Hội.


Nơi nhận: 
- Hội viên (để thực hiện);
- Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra (để báo cáo);
- Lưu VP Hội.

TM. BAN CHẤP HÀNH
TL. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

ThS. Nguyễn Văn Hùng